Cách làm chuồng heo nái đẻ đơn giản tiết kiệm nhất
Việc xây dựng chuồng heo nái đẻ vốn được các hộ gia đình chăn nuôi heo quan tâm từ lâu nay. Nhưng nếu như ngày xưa họ thường phải tận dụng những vật dụng bỏ đi để làm chuồng. Tạo nên những cái chuồng không chắc chắn thì giờ đây những chiếc chuồng nái đẻ đã có quy mô và được thiết kế tốt hơn nhiều. Điều này giúp họ rất nhiều trong việc nuôi và chăm những đàn heo của mình. Đồng thời từ đó tạo nên nguồn thu nhập khổng lồ từ số vốn khiêm tốn. Vậy làm thế nào để có chuồng heo nái đẻ đơn giản mà tiết kiệm nhất. Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Một nguyên tắc bất di bất dịch cho các chủ trang trại nuôi heo khi làm chuồng đó là phải phân chia và thiết kế các khu nuôi heo khác nhau. không nuôi chung nếu không cùng lứa. Bao gồm:
- Khu nuôi heo đực giống
- Khu nuôi heo sinh sản
- Khu nuôi heo con cai sữa
- Khu nuôi heo nái chờ phối và chăm sóc giai đoạn chửa
- Khu nuôi heo thịt
Cách làm chuồng heo nái đẻ đơn giản tiết kiệm nhất
Kỹ thuật xây nền chuồng
- Lưu ý chung: Nền chuồng cần cứng, rắn chắc, có độ dốc khoảng 3% để chuồng luôn khô ráo, nền chuồng cao từ 35 đến 40cm. Nền chuồng cần có độ nhám thích hợp để heo nái không bị trơn trượt. Đây là yêu cầu rất quan trọng đối với xây dựng chuồng nuôi heo nái đẻ.
- Xây nền bê tông: Nền bê tông là loại nền chắc chắn nhất, độ dày của lớp bê tông quyết định độ bền của nền chuồng. Nền chuồng nuôi heo nái đẻ nên làm độ dày 5cm, heo con đã cai sữa khoảng 3cm.
- Nền xi măng: Nền chuồng bằng xi măng dễ làm, tiết kiệm chi phí nhưng khá dễ thấm nước, heo nái vận động, ủi phá dễ bị bong và hỏng nền.
- Nền chuồng nhựa: Nền sàn nhựa thường được sử dụng trong những trại heo nái chuyên nghiệp. Chuồng nuôi heo nái sinh sản sử dụng nền nhựa sạch sẽ, khô ráo, ấm áp nhưng chi phí khá cao.
Kỹ thuật xây tường chuồng nuôi heo nái đẻ:
- Thân tường cần chắc chắn, kiên cố. Heo nái trong giai đoạn phối giống thường rất phá phách. Tường cần có độ cao vừa đủ để heo nái không thể nhảy ra ngoài. Không thò sang ngăn chuồng khác, cũng không quá cao khó cho việc chăm sóc. Chuồng nuôi heo nái đẻ cần chắc chắn, khi động dục heo sẽ rất phá phách.
- Xây móng: Xây móng rất quan trọng, móng chắc chắn sẽ dựng được bức tường thẳng và vững. Đổ móng theo tiêu chuẩn xây nhà sẽ rất chắc chắn. Đặc biệt là nền đất yếu cần đầm nền thật chắc và lớp móng phải dày.
- Lưu ý: Tường chuồng nuôi heo nái đẻ cần có những lỗ thoáng, phía đầu hồi nên xây kín tránh mưa gió. Các gian ở giữa nên xây tường lửng để tăng độ thoáng cho chuồng trại.
Xây mái chuồng nuôi heo nái đẻ
- Chất liệu mái chuồng: Chọn chất liệu làm mái sẽ giúp điều hòa nhiệt độ trong chuồng. Mái chuồng cần thiết kế chiều cao hợp lý, tránh mưa hắt, nắng chiếu vào chuồng. Mái lá lợp chuồng sẽ rất thoáng mát. Tuy nhiên lại dễ hỏng, không bền. Mái tôn có độ bền tốt, nhẹ nhưng khá nóng bức về mùa hè. Mái phi được sử dụng nhiều, giá rẻ hơn mái tôn nhưng khá nặng. Nếu kết cấu chuồng nuôi heo nái chắc chắn, bà con có thể sử dụng loại mái này.
- Chọn kiểu xây mái chuồng: Chuồng heo kiểu một mái khá thoáng, rộng nhưng có nhược điểm là dễ bị mưa tạt, nắng dọi, gió lùa vào chuồng. Chuồng heo nái đẻ mái lỡ thoáng, hạn chế mưa, gió, nắng hơn, chi phí cũng cao hơn. Dạng 2 mái đơn khá tiết kiệm chi phí, tuy nhiên hơi nóng lại khó thoát ra.
Thiết kế máng ăn và máng uống
- Máng ăn có một số loại phổ biến hiện nay như: máng xây cố định thành chuồng, máng tự động đặt trên nền chuồng. Hiện nay, các chuồng nuôi đã dần chuyển sang máng tự động bởi sự tiện dụng và khoa học của loại máng này.
- Máng uống: Thiết kế chuồng nuôi heo nái đẻ kèm theo hệ thống núm uống nước tự động để heo có thể tự do uống nước theo nhu cầu là cách tốt nhất.
Cách xây chuồng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sinh trưởng, sinh sản của heo. Vì vậy bà con hãy lưu ý để có được khu chăn nuôi tối ưu nhất. Từ những hướng dẫn làm chuồng heo nái đẻ này, bà con có thể dễ dàng áp dụng cho mô hình chuồng trại của mình.
Nhận xét
Đăng nhận xét